Tiêu chuẩn đánh giá thế nào là trà ngon

Trong văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà, nghệ nhân trà thường rất tỉ mỉ và cầu kỳ trong vấn đề chọn lọc và đánh giá thế nào là trà ngon. Người biết thưởng trà cũng vậy, họ cũng đặc biệt quan tâm và hiểu thế nào là trà ngon. Điều này cũng thể hiện được sự tinh tế của người thưởng trà. Để đánh giá được chất lượng của trà, người ta chia thành nhiều tiêu chí khác nhau, để xem xét như nguồn gốc của trà, thời gian và kỹ thuật hái trà, quá trình chế biến, .v.v.. Ở bài viết này, hãy cùng Chính Long trà Việt tìm hiểu về các tiêu chí đánh giá thế nào là trà ngon.

Thế nào là trà ngon và nguồn gốc

Khi nhắc đến bất cứ điều gì, con người, sự vật, sự việc nào, người ta đều quan tâm đến nguồn gốc của nó. Với trà cũng vậy. Khi tìm hiểu thế nào là trà ngon, không thể không tìm hiểu về nguồn gốc của trà. Nguồn gốc của trà ở đây chính là nói đến vùng đất trồng trà và các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở nơi đó. Các điều kiện tự nhiên này là những yếu tố quan trọng không thể xem nhẹ, góp phần trong quá trình sinh trưởng của cây trà. Vùng trồng trà tốt sẽ cho thành phẩm có chất lượng cao và đảm bảo. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng thổ nhưỡng phân bố đa dạng, cây trà có được điều kiện phát triển thuận lợi, biến Việt Nam trở thành cái nôi của nghề trồng trà.

Hiện nay, các loại trà Việt Nam bắt nguồn chủ yếu ở 3 vùng lớn, trà bắc ở Thái Nguyên, trà hương, trà ô long ở Bảo Lộc và và các loại trà Shan cổ thụ ở Tây Bắc. Vùng đất trung du trồng trà xanh tốt nhất không thể không nhắc đến Tân Cương, Đại Từ, Trại Cài, La Bằng của Thái Nguyên. Đây là vùng canh tác trà lớn nhất phía Bắc, nổi tiếng với các giống trà lá nhỏ, đặc sản là các loại trà sợi xoăn móc câu đậm đà hương vị. Nhắc đến vùng trồng trà nổi tiếng ở Việt Nam, không thể bỏ quên vùng trà Tây Bắc. Nơi đây có phân bố các rừng trà nguyên sinh hàng trăm năm tuổi trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, nổi tiếng với giống trà Shan Tuyết cổ thụ. Trà Shan Tuyết với những lá trà có lớp lông trắng phủ quanh, được ưa chuộng ở cả Việt Nam và trên thế giới. Bên cạnh đó, trà ô long ở Việt Nam cho sản lượng và chất lượng tốt nhất ở vùng trà Lâm Đồng và Cao Bằng.

Trà Shan tuyết cổ thụ vùng Tây Bắc.

Thời gian và kỹ thuật hái trà

Để hiểu thế nào là trà ngon, người thưởng trà cũng cần quan tâm đến thời gian và kỹ thuật hái trà. Thưởng trà không chỉ nằm ở việc nhâm nhi một chén trà mà còn nằm ở tất cả các giai đoạn làm nên một ấm trà ngon, trong đó có việc hái trà. Đó là nghệ thuật thưởng trà của người Việt.

Thời gian hái trà rất quan trọng, quyết định chất lượng của lá trà. Trong ngày, thời gian thích hợp nhất để hái trà thường là vào lúc bình minh, khi những tia nắng mặt trời đầu tiên của ngày mới chiếu sáng. Đó là lúc lá trà còn đang ngậm sương sớm, đang hấp thụ cái tinh khiết của ánh nắng dịu nhẹ đầu ngày. Trong năm, có hai vụ thu hoạch trà lớn là vụ xuân và hạ. Hái sớm quá thì trà còn chưa phát triển hoàn toàn, hái muộn quá thì trà bị già cứng. Vì thế, nghệ nhân trà luôn rất tỉ mỉ và cẩn thận để thu hoạch trà đúng mùa, đúng vụ, đảm bảo thu được những búp trà, lá trà chất lượng, xanh tươi vừa tới.

Không chỉ cần thu hoạch trà đúng mùa, đúng vụ, kỹ thuật hái trà cũng là một điều mà người hái trà cần lưu tâm. Hái trà ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, đến năng suất và phẩm chất của cây trà. Theo nghiên cứu, cành của cây trà để sinh trưởng tự nhiên thì mỗi năm có 3 – 4 đợt búp, do ảnh hưởng ức chế của mầm đỉnh khiến cho mầm nách hoạt động yếu. Vì vậy, hái trà sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa phần trên và dưới mặt đất, qua đó tạo điều kiện kích thích cho các mầm nách phát triển thành cành và búp mới. Từ đó, cây trà sẽ phát triển với nhiều cành và nhiều búp hơn, cho sản lượng cao ở những lần thu hoạch sau.

Khi hái trà, người hái trà có thể sử dụng biện pháp thủ công là hái bằng tay. Bên cạnh đó, có những vùng trà ở Tây Bắc yêu cầu người hái trà không được chạm phần da của mình vào búp và lá trà, nếu không sẽ làm mất đi sự tự nhiên và tinh túy ở phẩm chất của trà. Đối với loại trà Khiết Nhi của Chính Long trà, người hái trà còn yêu cầu phải là những người thôn nữ còn trong trắng, đủ để hiểu được sự tỉ mỉ và khắt khe của nghệ thuật thưởng trà.

Chế biến thế nào để trà ngon?

Khi tìm hiểu thế nào là trà ngon, nghệ nhân trà cũng như người thưởng trà cần biết khâu chế biến là khâu quyết định đến 70% chất lượng của sản phẩm. Đây là khâu mà con người tác động trực tiếp vào búp và lá trà, vì thế yêu cầu sự cẩn thận và tỉ mỉ của người thực hiện. Tùy vào loại trà nào sẽ có cách chế biến khác nhau nhằm đảm bảo được phẩm chất của lá trà thành phẩm. Ví dụ như lá trà oolong trong quá trình sản xuất chỉ được oxy hóa một nửa, khác với trà xanh không bị oxy hóa và trà đen là oxy hóa hoàn toàn. Người làm trà cần đảm bảo thực hiện đủ các bước chế biến đối với từng loại trà cụ thể để đánh thức được hương vị tròn đầy của lá trà thành phẩm.

Bên cạnh những kỹ thuật chế biến trà thông thường, đối với các dân tộc ở vùng Tây Bắc mà ví dụ cụ thể ở đây là người Dao, họ có những cách chế biến trà đặc biệt của dân tộc mình. Những búp trà Shan tuyết cổ thụ sau khi được thu hái sẽ được xao trên bếp của người Dao, gần như là không tác động quá nhiều vào búp trà, sau đó được nén thật chặt vào ống tre đã được chuẩn bị sẵn. Ống tre này cũng đã được chọn lựa kỹ càng và được người Dao sơ chế để tiệt trùng, đảm bảo cho trà không bị mốc khi được đựng trong ống này. Ở Chính Long trà, loại trà này có tên Khiết Nhi, là một loại trà mang đậm nét văn hóa của dân tộc Dao.

Xao trà trên bếp của người dân tộc
Kết

Để nói thế nào là trà ngon quả thực là khó bởi mỗi một người thưởng trà sẽ có một cảm nhận vị giác và những cảm quan khác nhau. Tuy nhiên, trà ngon chắc chắn phải là loại trà đảm bảo về chất lượng, quy tụ đầy đủ được các yếu tố về nguồn gốc xuất xứ, về thời gian và kỹ thuật hái trà và những yếu tố trong quá trình chế biến trà. Bởi vậy, câu hỏi “thế nào là trà ngon” có lẽ được trả lời một phần ở các khâu trước khi sản phẩm được đưa đến tay người dùng.

Để lại một bình luận

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo